Vấn đề nhân sự trong ngành kế toán ở Việt Nam chưa thật sự hội nhập tích cực vào nền kinh tế của cả nước. Theo kết quả đánh giá từ các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, tỉ lệ các sinh viên ngành kế toán hiện nay chưa có nhiều hiểu biết và tầm nhìn xa rộng đối với các vần đề toàn cầu hóa và hội nhập trong khu vực. Một số lượng lớn các sinh viên kế toán cho biết, khi được tuyển dụng hoặc tìm việc làm ở các doanh nghiệp, họ đều được đào tạo lại hoặc huấn luyện bổ sung vì kiến thức đã học chưa đủ để vận dụng và không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Việc học ở trường đa số là chú trọng về lý thuyết mà không cho sinh viên có nhiều cơ hội thực hành và làm việc thực tế, điều này tạo ra việc khó khăn trong tuyển dụng nhân sự và tìm việc làm sau khi ra trường. Các doanh nghiệp nước ngoài lại có những yêu cầu việc làm hết sức khắt khe và đòi hỏi nhiều kỹ năng, các sinh viên ngành kế toán thường cảm thấy lúng túng và hoang mang, nhất là về kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ cũng như giải quyết các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài. Có thể nói, vấn đề nhân sự ngành kế toán của Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu của thị trường lao động.
Một trong những nguyên nhân chính là do nhiều trường đại học, cao đẳng chưa chuyên về đào tạo ngành kế toán, đội ngũ giảng viên chưa thật sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng, thậm chí phá sản và bộ phận kế toán là chủ chốt trong vấn đề cung cấp tiền đề phát triển cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tình trạng sa thải nhân viên kế toán không đủ năng lực, chuyên môn cũng xảy ra thường xuyên tại các công ty lớn.
Trong những năm gần đây, nhiều trường đào tạo đã liên kết với các trường và chương trình từ nước ngoài để tăng chất lượng đào tạo ngành kế toán. Các sinh viên sẽ có cơ hội học tập và làm việc với môi trường chuyên nghiệp hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm và có kỹ năng tìm việc làm dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các chương trình liên kết với nước ngoài sẽ có thêm khóa học về ngoại ngữ cho sinh viên, tạo cho các bạn lợi thế để ứng tuyển vào các công ty nước ngoài.
Xét trên mọi phương diện, nguồn nhân lực ngành kế toán vẫn chưa đủ đáp ứng cho thị trường việc làm trong nước. Khả năng chuyên môn cùng những kỹ năng mềm còn yếu nên gây khó khăn trong quá trình tìm việc làm của sinh viên. Khoảng cách giữa cung và cầu khiến cho vấn đề nhân sự luôn là nỗi lo của đất nước.
Đứng trước bài toán nhân lực ngành kế toán, chúng ta có 3 vấn đề lớn như sau:
- Nếu Việt Nam không đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực ngành kế toán nói riêng thì sẽ trở nên khó phát triển và cạnh tranh với các nước trong khu vực.
- Vì nhân sự trong ngành kế toán nói riêng vẫn còn yếu về nhiều kỹ năng mềm và ngoại ngữ nên sẽ mất nhiều cơ hội việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế.
- Nhân lực có thiếu tay nghề và kinh nghiệm sẽ là nguyên nhân dẫn đến nguồn thu nhập không cao, gây vấn đề khó khăn cho nguồn tài chính.
Một số giải pháp đề ra:
Việc cấp thiết hiện nay là phải nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong ngành kế toán. Cần có nhiều chiến lược thúc đẩy ngành kế toán phát triển để hòa nhập cùng với các nước trong khu vực. Nội dung giảng dạy, đào tạo phải luôn cập nhật và theo xu hướng chung của thị trường lao động.
Các trường có thế mạnh về đào tạo ngành kế toán nên chú trọng đẩy mạnh hơn về chất lượng đầu ra cũng như vấn đề tìm việc làm cho các sinh viên để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp hoặc chuyên môn chưa đáp ứng cho nhà tuyển dụng.
Tiếp tục tăng cường giảng dạy ngoại ngữ cho các sinh viên để sau khi ra trường có nhiều cơ hội ứng tuyển và cạnh tranh công bằng.
Chú trọng vấn đề thực hành, thực tập trong quá trình giảng dạy để sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về môi trường làm việc, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng đào tạo lại ở các doanh nghiệp do các ứng viên chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Tạo nhiều điều kiện để ngành kế toán trong nước có cơ hội phát triển hơn. Hi vọng trong tương lai gần ngành kế toán có thể giải quyết được những khó khăn về vấn đề nhân sự cũng như sẽ cho ra đời một đội ngũ nhân viên có tiềm năng và trình độ cao để phục vụ tốt cho sự nghiệp và kinh tế của đất nước.