Hiện nay, marketing đang là ngành phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu hình ảnh của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực marketing thì bạn sẽ từng nghe đến chức vụ marketing director. Vậy marketing director là gì và những nhiệm vụ của một marketing director sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới.
- Marketing director là gì?
Marketing director được hiểu là giám đốc marketing (giám đốc tiếp thị), người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty, đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần với người tiêu dùng hơn. Đồng thời sẽ giám sát hoạt động của bộ phận marketing,hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên marketing khác. Ngoài ra, giám đốc marketing sẽ đưa ra ý tưởng, chiến lược mới hoặc chọn lọc những ý tưởng tốt từ nhân viên cấp dưới cho các sự kiện tiếp thị hoặc quảng cáo của công ty.
- Công việc của marketing director
Một giám đốc marketing sẽ có nhiệm vụ phát triển chiến lược nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng doanh số cho doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu đề ra đúng với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.
Cụ thể, trách nhiệm công việc của marketing director là:
Theo dõi, kiểm tra tình hình làm việc của bộ phận marketing.
Đưa ra những tiêu chí đánh giá cho chiến lược hiện tại, có những ý tưởng phát triển chiến lược và xây dựng kế hoạch marketing.
Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kết hợp các nỗ lực marketing với nhau nhằm tăng thị phần cho doanh nghiệp và mang lại doanh số cao.
Trình bày, giải thích về kế hoạch marketing được đề xuất và thuyết phục mọi người tin tưởng vào chiến lược đó.
Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, mức độ hài lòng của người tiêu dùng với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Làm việc trực tiếp với bộ phận bán hàng để phát triển các chiến lược về giá, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và thị phần, đồng thời làm hài lòng khách hàng.
Xác định, lập danh sách các khách hàng tiềm năng của công ty.
Phát triển các chương trình khuyến mãi lớn, nhỏ nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.
Xây dựng kế hoạch ngân sách và tài chính, bao gồm các khoản chi tiêu, nghiên cứu và phát triển, dự phòng lợi tức đầu tư và lỗ lãi.
Lập danh sách mô tả các dịch vụ của doanh nghiệp trước, trong và sau bán hàng cũng như những dịch vụ kèm thêm…
Phát triển và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
Xây dựng nhận thức, thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng và định vị thương hiệu của công ty trên thị trường.
Chỉ đạo tổ chức hội nghị công ty, triển lãm thương mại và các sự kiện lớn.
Giám sát chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung.
- Nghề nghiệp liên quan đến marketing director
Marketing Assistant: Trợ lý marketing là người hỗ trợ giám đốc marketing trong các chiến lược bán hàng, chiến dịch tiếp thị, truyền thông xã hội,… sau đó phân tích và thống kê kết quả hoạt động.
Social Media Manager: Nhà quản lý phương tiện truyền thông xã hội là người phụ trách việc tương tác tích cực với khách hàng cũ, mới và các khách hàng tiềm năng, phát triển các tài khoản trên mạng xã hội của công ty, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
Media planner: Các nhà hoạch định truyền thông có trách nhiệm lập ra từng bước thực hiện các kế hoạch hành động của chiến dịch quảng cáo cho các mục tiêu tiếp thị được xác định từ trước. Họ chọn các nền tảng truyền thông phù hợp nhất với thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ được quảng cáo. Trách nhiệm điển hình của công việc bao gồm: Tạo kế hoạch, dự báo tài chính và truyền thông…
Ngành marketing là một ngành đa dạng về công việc cũng như vị trí làm việc. Tùy thuộc vào khả năng, đam mê của mình mà bạn có thể chọn cho mình một lĩnh vực cụ thể trong ngành marketing rộng lớn, trong đó bạn có thể thử sức mình để có thể đạt được chức vụ marketing director. Và sau bài viết này, bạn đã tự tìm cho mình câu trả lời về chủ đề marketing director là gì rồi đúng không? Chỉ cần chúng ta nỗ lực thì đều có thể đạt được điều mình mong muốn và tôi tin bạn sẽ đạt được thành công trong lĩnh vực marketing.