Thuyết Trình Là Gì? Chuẩn Bị Những Gì Cho Bài Thuyết Trình

Trong học tập – đặc biệt là bậc đại học – thì việc thuyết trình là không thể thiếu trong bất kỳ một chương trình học nào và ngay cả khi đi làm thì bạn vẫn phải thường xuyên thuyết trình với mọi người. Vậy nếu bạn vẫn chưa hình dung rõ thuyết trình là gì và cần chuẩn bị những gì cho một bài thuyết trình thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

  1. Thuyết trình là gì?

Thuyết trình là việc đứng trước nhiều người để trình bày về một chủ đề nào đó nhằm truyền đạt thông tin và để đạt được những mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu đó có thể là giúp người nghe hiểu biết hơn về một vấn đề, tình trạng, thuyết phục họ đồng tình với quan điểm của mình và hành động theo ý muốn của mình.

  • Cần chuẩn bị gì cho bài thuyết trình
    • Mục tiêu của bài thuyết trình

Mục tiêu và nội dung được đề cập trong bài thuyết trình là hai yếu tố quan trọng. Vì thế, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu muốn hướng đến, những điều bạn muốn đạt được sau khi buổi chia sẻ kết thúc. Chẳng hạn bạn muốn mọi người lắng nghe quan điểm, bạn muốn thể hiện ý kiến của mình, cũng có thể là bạn muốn diễn giải cho người nghe có thêm kiến thức về một chủ đề nào đó…

  • Chuẩn bị kiến thức

Điều quan trọng nhất đó là kiến thức. Nếu bạn thiếu kiến thức về chủ đề sắp thuyết trình thì cho dù bạn có kỹ năng trình bày tốt đến đâu thì cũng sẽ trở nên sáo rỗng, bạn không thể chia sẻ được và chắc hẳn rất khó để mà thuyết phục người nghe. Chính vì vậy, để có thể đứng lên chia sẻ, đặc biệt là với những đối tượng có kiến thức thì bạn phải là một chuyên gia thực sự trong chủ đề mà bạn nói.

  • Phân tích đối tượng

Trong buổi thuyết trình, để truyền đạt được thông tin đến tai người nghe thì bạn cũng cần nghiên cứu kỹ đối tượng mà mình sẽ trao đổi. Bạn cần phải biết được mức độ quan tâm của đối tượng, trình độ học vấn, khả năng hiểu, tiếp thu vấn đề của họ. Có như vậy bạn mới có phương án giải quyết vấn đề.

  • Xây dựng nội dung

Bạn sẽ trình bày những gì? Bạn sẽ truyền đạt chúng như thế nào? Bạn muốn nhấn mạnh vào điều gì, vào lúc nào? Bạn sẽ mở đầu và kết thúc thế nào để gây ấn tượng, thu hút sự chú ý từ mọi người. Và bạn sẽ làm cách nào để tạo ra được sự lôi cuốn trong quá trình thuyết trình…

Và tất nhiên sẽ có rất nhiều phát sinh trong quá trình bạn thuyết trình, do đó hãy chuẩn bị cho những tình huống. Để buổi thuyết trình diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ, bạn cần phải tạo ra những tình huống ngoài thuyết trình và tập giải quyết nó. Những câu hỏi có thể gặp, thời gian và rất nhiều điều khác bạn cần chú ý.

  • Luyện tập

Lời khuyên là bạn nên luyện tập nhiều lần trước khi thuyết trình để có thể trình bày một cách trôi chảy nhất. Việc luyện tập sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình bạn trình bày, đồng thời bạn cũng sẽ không bị vấp khi diễn đạt và xử lý tình huống tốt hơn. Việc chuẩn bị càng kỹ đến đâu thì bài thuyết trình của bạn sẽ càng tốt đến đó, không có sự luyện tập nào là lãng phí hay dư thừa. Hãy tập nói trước gương, đồng thời bạn cũng cần chú ý đến cử chỉ và hành động của mình nữa.

  • Thuyết trình cần tránh những gì

Để có thể gây được ấn tượng ban đầu cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của mình và thu hút người nghe thì hãy tránh những điều sau trong buổi thuyết trình của mình. Đó là bạn không nên ăn mặc luộm thuộm, điều này sẽ dễ làm bạn mất điểm với mọi người ngay những giây đầu tiên. Bạn cũng không nên phát biểu như đọc thuộc bài vì nó sẽ gây cảm giác nhàm chán, khô khan. Tiếp đến là việc đứng yên như pho tượng hay lạm dụng slide quá nhiều, kết thúc bài thuyết trình quá nhạt nhẽo cũng là những điều không nên…

Bài viết trên đã trình bày về thuyết trình là gì, những điều cần chuẩn bị và cần tránh khi thuyết trình. Chắc hẳn bây giờ bạn đã không còn những băn khoăn mà sẽ đầy tự tin để có thể chinh phục được người nghe bằng bài thuyết trình của mình.

Marketing Director Là Gì? Công Việc Của Marketing Director

Hiện nay, marketing đang là ngành phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu hình ảnh của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực marketing thì bạn sẽ từng nghe đến chức vụ marketing director. Vậy marketing director là gì và những nhiệm vụ của một marketing director sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới.

  1. Marketing director là gì?

Marketing director được hiểu là giám đốc marketing (giám đốc tiếp thị), người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty, đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần với người tiêu dùng hơn. Đồng thời sẽ giám sát hoạt động của bộ phận marketing,hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên marketing khác. Ngoài ra, giám đốc marketing sẽ đưa ra ý tưởng, chiến lược mới hoặc chọn lọc những ý tưởng tốt từ nhân viên cấp dưới cho các sự kiện tiếp thị hoặc quảng cáo của công ty.

  • Công việc của marketing director

Một giám đốc marketing sẽ có nhiệm vụ phát triển chiến lược nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng doanh số cho doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu đề ra đúng với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.

Cụ thể, trách nhiệm công việc của marketing director là:

Theo dõi, kiểm tra tình hình làm việc của bộ phận marketing.

Đưa ra những tiêu chí đánh giá cho chiến lược hiện tại, có những ý tưởng phát triển chiến lược và xây dựng kế hoạch marketing.

Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kết hợp các nỗ lực marketing với nhau nhằm tăng thị phần cho doanh nghiệp và mang lại doanh số cao.

Trình bày, giải thích về kế hoạch marketing được đề xuất và thuyết phục mọi người tin tưởng vào chiến lược đó.

Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, mức độ hài lòng của người tiêu dùng với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Làm việc trực tiếp với bộ phận bán hàng để phát triển các chiến lược về giá, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và thị phần, đồng thời làm hài lòng khách hàng.

Xác định, lập danh sách các khách hàng tiềm năng của công ty.

Phát triển các chương trình khuyến mãi lớn, nhỏ nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.

Xây dựng kế hoạch ngân sách và tài chính, bao gồm các khoản chi tiêu, nghiên cứu và phát triển, dự phòng lợi tức đầu tư và lỗ lãi.

Lập danh sách mô tả các dịch vụ của doanh nghiệp trước, trong và sau bán hàng cũng như những dịch vụ kèm thêm…

Phát triển và quản lý các chiến dịch quảng cáo.

Xây dựng nhận thức, thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng và định vị thương hiệu của công ty trên thị trường.

Chỉ đạo tổ chức hội nghị công ty, triển lãm thương mại và các sự kiện lớn.

Giám sát chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung.

  • Nghề nghiệp liên quan đến marketing director

Marketing Assistant: Trợ lý marketing là người hỗ trợ giám đốc marketing trong các chiến lược bán hàng, chiến dịch tiếp thị, truyền thông xã hội,… sau đó phân tích và thống kê kết quả hoạt động.

Social Media Manager: Nhà quản lý phương tiện truyền thông xã hội là người phụ trách việc tương tác tích cực với khách hàng cũ, mới và các khách hàng tiềm năng, phát triển các tài khoản trên mạng xã hội của công ty, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Media planner: Các nhà hoạch định truyền thông có trách nhiệm lập ra từng bước thực hiện các kế hoạch hành động của chiến dịch quảng cáo cho các mục tiêu tiếp thị được xác định từ trước. Họ chọn các nền tảng truyền thông phù hợp nhất với thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ được quảng cáo. Trách nhiệm điển hình của công việc bao gồm: Tạo kế hoạch, dự báo tài chính và truyền thông…

Ngành marketing là một ngành đa dạng về công việc cũng như vị trí làm việc. Tùy thuộc vào khả năng, đam mê của mình mà bạn có thể chọn cho mình một lĩnh vực cụ thể trong ngành marketing rộng lớn, trong đó bạn có thể thử sức mình để có thể đạt được chức vụ marketing director. Và sau bài viết này, bạn đã tự tìm cho mình câu trả lời về chủ đề marketing director là gì rồi đúng không? Chỉ cần chúng ta nỗ lực thì đều có thể đạt được điều mình mong muốn và tôi tin bạn sẽ đạt được thành công trong lĩnh vực marketing.