Operation Manager Là Gì? Công Việc Của Operation Manager

Trong các doanh nghiệp luôn có nhiều chức vụ và mỗi công ty sẽ có tên gọi cho từng vị trí khác nhau. Cùng là quản lý nhưng không phải lúc nào cũng đảm nhận vai trò, nhiệm vụ giống nhau. Nếu nơi làm việc của bạn có chức vụ operation manager mà bạn vẫn chưa biết operation manager là gì và cụ thể công việc của họ thế nào thì chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

  1. Operation manager là gì?

Operation manager được hiểu là quản lý điều hành. Người chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ nhân sự cấp cao, cụ thể như quản lý việc tuyển dụng nhân viên mới vào làm việc và đưa ra những tiêu chuẩn đào tạo nhân viên. Họ cũng đảm bảo tất cả các hoạt động diễn ra an toàn và hiệu quả, đại diện cho công ty trong nhiều vấn đề. Thực hiện trách nhiệm giám sát theo chính sách của công ty và pháp luật hiện hành. Ngoài ra, operation manager cũng có những tên gọi khác như là người quản lý cơ sở, chuyên gia nhân sự hay là nhà phân tích hoạt động.

  • Công việc của operation manager

Nếu đã giữ chức vụ quản lý thì khối lượng công việc của họ cũng rất nhiều và đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Dưới đây là một số nhiệm vụ của một operation manager:

Kiểm soát quá trình tuyển dụng, chọn lọc, đào tạo đội ngũ nhân viên. Chịu trách nhiệm phân công công việc, huấn luyện, hỗ trợ và kỷ luật nhân viên.

Là người đại diện cho cấp dưới truyền đạt những kỳ vọng trong công việc, lập kế hoạch, giám sát quá trình làm việc, thẩm định và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên thuộc phạm vi quản lý.

Lập kế hoạch các công việc, kiểm soát các hành động bồi thường, thực thi chính sách và thủ tục.

Chỉ đạo các hoạt động và đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện hơn các kế hoạch, đánh giá chiến lược của công ty. Chuẩn bị và hoàn thành kế hoạch hành động, thực hiện đúng với các tiêu chuẩn sản xuất nhằm đạt năng suất, chất lượng và dịch vụ khách hàng tối ưu, đồng thời giải quyết vấn đề phát sinh, hoàn thành kiểm toán.

Dự báo, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lập kế hoạch chi tiêu, phân tích phương sai và đưa ra giải pháp khắc phục.

Phát triển hệ thống quản lý bằng cách xác định các yêu cầu xử lý và lưu trữ sản phẩm, xây dựng, thực hiện, thực thi và đánh giá các chính sách hoặc thủ tục, xây dựng quy trình tiếp nhận sản phẩm, sử dụng thiết bị, quản lý hàng tồn kho và vận chuyển.

Phân tích quy trình làm việc, có những biện pháp thay đổi khi cần thiết.

Duy trì môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, thân thiện với môi trường bằng cách thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn, quy trình cũng như tuân thủ quy định pháp luật.

Quản lý nhân viên, tiền lương, thời gian làm việc, quyền lợi nhân viên và hợp đồng lao động…

Theo dõi giá cả từ nhà cung cấp, các chương trình giảm giá và chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

  • Ngành nghề liên quan đến operation manager

Logistics manager: Đây là những nhà quản lý hậu cần có nhiệm vụ điều hành, giám sát các hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, đồng thời quản lý việc thu mua nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm của tổ chức.

Financial manager: Công việc của các nhà quản lý tài chính là chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tài chính của một tổ chức. Họ lập các báo cáo, tính toán những hoạt động đầu tư trực tiếp và xây dựng mục tiêu tài chính dài hạn. Bên cạnh đó là phân tích các dữ liệu và đưa ra lời khuyên cho các nhà quản lý cấp cao về các cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Data manager: Các nhà quản lý dữ liệu có vai trò giám sát hệ thống dữ liệu của công ty, đảm bảo chúng được sắp xếp, lưu trữ và bảo mật tốt, không có sự xâm nhập từ bên ngoài.

Qua bài viết trên, ắt hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi operation manager là gì? Nếu đây là vị trí công việc mơ ước của bạn thì từ bây giờ hãy cố gắng làm việc để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân. Chúc bạn sẽ thật thành công trên con đường sự nghiệp!